Tuesday, September 9, 2008

Manchester City FC tìm kiếm sự ủng hộ của fan gay

Manchester City FC tìm kiếm sự ủng hộ của fan gay
Một trong các câu lạc bộ lớn nhất của bóng đá Anh vừa mới đăng ký vào một kế hoạch thu hút những người hâm mộ gay. Câu lạc bộ bóng đá Manchester City đã chi một khoản trọn gói vào kế hoạch Diversity Champions, đang được điều hành bởi nhóm vì quyền gay Stonewall.
Giờ đây, câu lạc bộ được giúp đỡ để phát triển một chiến lược có thể liên quan đến việc gỡ bỏ tai ương tuyển chọn nhân viên trong dân số gay, bảo đảm đội ngũ người đồng tính hiện hành cảm thấy thoải mái khi làm việc và mang đến cho câu lạc bộ một gương mặt thân thiện gay.

Việc đuổi các fan là những người hò hét những từ ngữ kỳ thị gay trong trận đấu cũng nằm trong chiến lược, mặc dù City đã làm một phần việc trong kế hoạch này rồi.

Manchester City là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tham gia vào kế hoạch, nhưng chắc chắn là các đối thủ khác trong giải Premiership cũng sẽ theo lời đề nghị này nếu họ nhận thấy được lợi ích thương mại.

Trưởng điều hành nhóm Stonewall Ben Summerskill mô tả quyết định của City là 'một bước đáng kể' cho nền bóng đá Anh. Ông nói: "Trong vài tuần tới, chúng ta sẽ phát triển một vài phần đặc thù của công việc cho MC. Việc đó có thể phân ra từ việc xem xét tiến trình tuyển chọn cho đến những gì đã và đang tiếp diễn tại nơi làm việc, và phát triển chiến lược tiếp thị. Nhu cầu của MC muốn là một người chủ kiểu mẫu. Điều hành một câu lạc bộ hiện đại đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn và họ muốn tuyển và giữ những người tốt nhất. Vùng Manchester có nhiều câu lạc bộ bóng đá mà một nhân viên của câu lạc bộ có thể bỏ đi nếu họ không hài lòng, vì bất cứ lý do gì, và chẳng có người chủ nào muốn điều đó xảy ra. Đây là một bước đáng kể cho chúng tôi để có nhiều tiến bộ trong một thế giới như là bóng đá. MC nên được chúc mừng vì đã đi tiên phong trong việc bỏ phòng vệ và hướng về thế ký 21. Nếu kế hoạch này được thành công, những câu lạc bộ khác sẽ nói: "Họ đang làm tốt, họ giữ lại được một đội ngũ tốt, họ thu hút một lượng người người hâm mộ mới, vì vậy chúng ta cũng nên thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm túc. Bạn không thể thay đổi cả một quy trình công nghệ cùng một lúc. Nó diễn ra theo từng giai đoạn, và đây là bước đầu tiên rất quan trọng."

Ông Summerskill nói rằng một môi trường thân thiện với gay hơn có thể thu hút cả các fan thẳng (straight) lẫn người đồng tính. Bởi vì các gia đình hầu như muốn tham gia vào bầu không khí tự do mà không có những lời kỳ thị đồng tính.

Ông không chờ đợi một phản ứng lớn mạnh từ trong các fan của câu lạc bộ. Ông nói: "Sẽ luôn có một thiểu số người nào đó cần một nhóm để ghét, nhưng những gì mà một fan thực sự quan tâm là câu lạc bộ họ có giành chiến thắng không. Nếu chúng tôi giúp đỡ câu lạc bộ có nhiều ủng hộ viên hơn, nhiều tiền bạc hơn và đội ngũ nhân viên thành thạo hơn, rồi họ sẽ có một chế độ huấn luyện, các phương tiện vật chất tốt hơn. Và tất cả sẽ xoay vòng thành công. Chỉ những fan láu cá sẽ phản đối mà thôi.


AP/Guardian.co.uk - 27/08/2006

Tôi cũng muốn được yêu một người đàn ông đích thực!

Tôi cũng muốn được yêu một người đàn ông đích thực!


Tôi mang thân xác đàn ông nhưng tâm hồn yếu đuối của đàn bà, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tôi cũng mong muốn tìm được một nửa của tôi, họ phải là người đàn ông đích thực, chung thuỷ và yêu thương tôi.
 
Mỹ Tân, Nguyễn Văn Dũng (hàngtrên)Trần Văn Thao, Nguyễn Xuân Hải (hàng dưới)


"Gay" có là chuyện nhỏ?

Hải Đăng là câu lạc bộ đầu tiên của người đồng tính. Bà Phạm Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, "bà đỡ" của CLB cho biết: "Hải Đăng là cây đèn biển. CLB Hải Đăng tình nguyện là ngọn đèn biển soi đường cho họ khỏi lạc lối để vượt qua cơn bão tố HIV/AIDS. Đây là dự án được Tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế tài trợ."
(Theo Tạp chí Thanh Niên)
Lê Minh Sơn (Chủ nhiệm CLB Hải Đăng, sinh năm 1961): - Tôi phát hiện ra mình bị "gay" cách đây bốn năm. Khi ấy tôi đã có vợ và con. Tôi có cơ thể khoẻ mạnh và tính cách lạnh lùng quyết đoán của người đàn ông, nên trong giới gay tôi có vai trò là đàn ông. Tôi không coi đây là khuynh hướng mới của tình dục, tôi nghĩ đây là căn bệnh và cần được chia sẻ thông cảm. Thật ra những người như chúng tôi rất khổ, luôn bị thiếu thốn tình cảm. Cần ai đó coi là mốt thì tôi không tin. Nếu có những người mẫu hay ca sĩ nước ngoài muốn tạo scandal bằng "gay" để nổi danh hay nhằm mục đích khác cũng chỉ là số ít...

Nguyễn Văn Dũng (Phú chủ nhiệm CLB Hải Đăng, sinh năm 1973): Tôi thấy quan hệ đồng tính là chuyện bình thường. "Gay" không phải là bệnh, vì bệnh thì phải chữa được, tôi thấy "gay" là khuynh hướng. Tôi biết mình "gay" từ năm 13 tuổi, lúc ấy trong tôi hình thành dấu hiệu bất thường không như các bạn trai khác mà chỉ mình tôi biết. Những tình cảm và suy nghĩ của tôi lúc ấy chưa rõ rệt, nó mới chỉ manh nha thôi. Nó chỉ bắt đầu hình thành rõ nhất là năm tôi 16, 17 tuổi. Tôi đã đi tìm nguyên nhân, đi tìm câu hỏi, nhưng tôi rất thiếu thông tin và không hiểu gì biết về đồng tính. Tôi đã nghĩ mình bệnh hoạn. Tôi khủng hoảng và mặc cảm với chính bản thân mình. Luôn lo sợ và giấu diếm để rồi bế tắc, tôi đã từng nghĩ nhiều đến cái chết.

Nguyễn Xuân Hải (Sinh năm 1963): - Theo tôi, tình dục đồng tính là khuynh hướng chứ không phải là sự đua đòi như dư luận nói. Tôi không tốt số được là người bình thường. Cái số kiếp tôi là gay. Tôi không hề muốn yêu một người đàn ông có hình dáng như mình, nhưng chắc ông giời bắt tôi phải vậy!

Trần Văn Thao (sinh năm 1981): - Tôi phát hiện ra mình gần gũi đàn ông từ năm 17 tuổi, cho đến nay, tôi vẫn có cả bạn tình là nữ và nam. Tôi cho rằng mình là lưỡng tính, như người ta vẫn gọi đùa là “xăng pha nhớt” hoặc có thể nói là "hai phai". Tôi nghĩ không có khuynh hướng tình dục đồng tính mà đây là sở thích. Tôi tôn trọng ý thích của mình, tôi thích thì tôi quan hệ, chứ tôi không cho đấy là bệnh hay là khuynh hướng.

Mỹ Tâm (Sinh năm 1979): - Tôi thích làm con gái từ hồi nhỏ, suốt ngày trang điểm màu mè, thích chơi đám cưới vợ chồng, thích chơi búp bê…Ba má tôi có biết tình trạng của tôi, nhưng chẳng mắng đâu, thương tôi lắm. Ba má tôi nghĩ đấy là bệnh, nên đành chịu thôi. Tôi là "gay bóng lộ" (bóng lộ là "gay" thích ăn mặc và trang điểm như phụ nữ ). Tôi thích mái tóc dài, tôi vừa đi nối tóc hết bốn triệu đồng. Tôi thường đi hát ở các quán bar, phòng trà, tiền cũng đủ sống. Hiện nay tôi đang chung sống với mấy người bạn. Tôi ra Hà Nội vì sự tò mò, bạn bè rủ rê nói ra đây sống vui, nhưng ở Hà Nội được mấy năm rồi, thấy ai cũng biết mình là ca sĩ Mỹ Tâm rồi, tôi lại muốn trở lại Sài Gòn.

Gay không thuộc phạm trù đạo đức!

Lê Minh Sơn: Tôi thường xuyên ở cơ quan để làm việc. Vợ tôi hiện đang sống ở nước ngoài. Con trai tôi đã lớn, cháu học đại học. Thời gian tôi dành cho con không nhiều, nhưng chúng tôi thường nói chuyện như hai người bạn. Với con tôi, tôi vẫn là người bố tốt. Tôi thường đi vũ trường hai tuần một lần. Tôi không thích tụ tập bạn bè "gay" ngoài những quán cà phê. Tôi gặp họ ngay trong CLB Hải Đăng để trao đổi chuyện trò.

Nguyễn Văn Dũng: - Cuộc sống hiện nay của tôi là thoải mái, tôi khẳng định được mình. Trước đây tôi quan tâm đến dư luận nhưng bây giờ thì không. Tôi đã công khai mình là người đồng tính cách đây hai năm. Tôi có quan tâm đến đạo đức nhưng tôi thấy tình dục không nằm trong phạm trù đạo đức. Không thể nói người có khuynh hướng tình dục đồng tính là người không tốt. Luật pháp Việt Nam không nói gì về những người đồng tính nhưng những người đồng tính vẫn phải làm, phải ăn và phải sống, họ cũng là con người. Tôi đã đọc một số tài liệu, cứ khoảng 3%-5% nam giới có khuynh hướng quan hệ đồng tính. Chỉ cần đi đường nhìn thấy người đồng tính, tôi có thể nhận ra.

Nguyễn Xuân Hải: - Tôi không chính thức công khai giới tính, nhưng nếu ai tiếp xúc thì sẽ nhận ra ngay lập tức. Nói chung tôi là "gay bóng kín" (bóng kín là chỉ "gay" ăn mặc giống như những người đàn ông bình thường khác). Tôi rất thích được là "bóng lộ", thích được phẫu thuật để trở thành người phụ nữ, nhưng chẳng có tiền.

Lê Minh Sơn: - “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”, tôi không nhất thiết phải nói với vợ mình và gia đình, người thân rằng tôi bị "gay”. Có rất nhiều người bị "gay" khi đã kết hôn, họ đã gọi điện đến cho tôi và bày tỏ chuyện họ đã phải khổ sở như thế nào: trong lúc gần gũi vợ thì đầu lại nghĩ đến người đàn ông khác! Nhưng anh ta phải im lặng và đóng đúng vai trò người chồng để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tôi là "gay bóng kín". Tỉ lệ những người có xu hướng "gay bóng kín" chiếm đến 90% so so với "gay bóng lộ".

Khao khát có một tình yêu thật sự...

Lê Minh Sơn: - Tình yêu bao giờ cũng gắn liền với sự chung thuỷ, tôi muốn người yêu của tôi cũng phải chung thuỷ. Người nam giới đấy phải yêu thương và giúp đỡ tôi, phải manly. Nhưng cho đến giờ tôi cũng chưa có ai. Chắc tôi đã già và quá nhiều công việc. Thường những người đàn ông đến với người đồng tính chỉ trong một thời gian ngắn, vì họ còn gia đình. Những người đồng tính yêu và phải chấp nhận, không ép buộc người đàn ông đó gắn cả đời với mình.

Riêng tôi, tỉnh thoảng có những bạn trai nhỏ tuổi hơn tôi biết tôi ở một mình, cũng nói rằng: “Em muốn đến nhà anh chơi cho vui”. Tôi thấy mình được nói chuyện với họ là giải toả phần nào được tâm lý của mình.

Nguyễn Văn Dũng: - Tôi cho rằng tình yêu là điều giản dị của người bình thường nhưng tôi là đồng tính, nên tình yêu đối với tôi chỉ là câu chuyện cổ tích. Tất cả những tình cảm của tôi dành cho người ta đều là đơn phương, hầu như không được đáp lại, nếu có chỉ là sự giả tạo. Có người đàn ông nào đến với tôi, gần gũi tôi, tôi đều cố gắng bù đắp lại những “hy sinh” của họ bằng vật chất. Tôi thấy người đồng tính ít có được tình yêu với nhau.

Sau những trải nghiệm tình cảm, tôi thấy người đàn ông bị hấp dẫn bởi phái yếu, người phụ nữ bị hấp dẫn bởi phái mạnh. Bản thân tôi bị hấp dẫn bởi người đàn ông có tính cách mạnh mẽ. Tôi mang thân xác đàn ông nhưng tâm hồn yếu đuối của đàn bà, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tôi cũng mong muốn tìm được một nửa của tôi, họ là người đàn ông đích thực, chung thuỷ và yêu thương tôi. Những người đồng tính như tôi, tôi chỉ có thể thông cảm, coi họ như bạn, tôi không thể yêu được họ.

Nguyễn Xuân Hải: - Mỗi con người cần có một tình yêu, tôi thấy tình yêu là một tuyệt vọng, tôi yêu người ta mà người ta không yêu tôi. Tôi nghĩ tình yêu với người đồng tính chỉ cần hai người hợp nhau có thể tồn tại lâu dài được.

Trần Văn Thao: - Tôi nghĩ tình yêu rất đơn giản. Hiện nay tôi có hai người yêu, người thứ nhất là một cô gái, cô ấy hiền thục và xinh đẹp, người thứ hai là người đồng tính. Tôi yêu và gần gũi cả hai người. Bạn gái tôi không biết tôi đồng tính, tôi vẫn giấu cô ấy, giấu gia đình và bạn bè. Thật ra, tôi vẫn thích yêu và gần gũi đàn ông hơn. Với họ tôi cảm nhận được sự rung động.

Mỹ Tâm: - Tôi không có bạn tình. Tình yêu thường là rất đẹp, còn tôi không có tình yêu. Tôi thường tìm bạn tình qua CLB, vũ trường hay qua mạng. Chúng tôi nói chuyện, nếu thấy hợp là rủ nhau "đi". Nói thật, tôi cũng chán giới "gay" hay đàn ông. Họ chẳng yêu gì tôi đâu, họ gần gũi tôi để được nhiều thứ. Tôi luôn khao khát có một tình yêu đẹp. Người ấy yêu tôi, thương tôi.

Nguyễn Văn Dũng: - Người tình của tôi hiện nay là một người đàn ông rất manly. Chúng tôi có quan hệ với nhau, nhưng rồi một ngày nào đó anh ấy cũng sẽ bỏ tôi để kết hôn với một cô gái nào đó. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. Tôi rất hy vọng được ở với anh ấy, nhưng chắc anh ấy chỉ ở với tôi một thời gian...

Nguyễn Xuân Hải: - Tôi hạnh phúc với người yêu của tôi bây giờ, anh ấy là sinh viên năm thứ ba, là người đàn ông thật sự. Anh ấy không hề học đòi hay có khuynh hướng tình dục đồng tính như tôi. Anh ấy thông cảm và đến với tôi. Những người đồng tính chúng tôi chẳng đòi hỏi nhiều, chỉ cần họ sống với mình ít nào là tốt ít đấy rồi.

Nguyễn Văn Dũng: - Đối với phụ nữ, tôi biết mình không đủ sức hấp dẫn người ta nữa, đối với bạn trai tôi cô đơn lắm, họ giữ khoảng cách không ai thông cảm với tôi. Nếu tôi cố tình lấy vợ, tôi sẽ vẫn lấy được, nhưng tôi sẽ không lấy vợ. Từ khi công khai việc mình là "gay", tôi đã thông suốt tư tưởng, tôi thấy mình tự tin hơn trong cuộc sống, không còn mặc cảm và bị gây áp lực nữa.

Nguyễn Xuân Hải: - Tôi sợ đàn bà, nhìn thấy họ là tôi khiếp lắm, ngay cả hoa hậu cũng chỉ đến vậy thôi. Trong đầu tôi chỉ nghĩ đến người bạn trai sẽ sống chung với tôi.


Trần Văn Thao: - Tôi sẽ vẫn kết hôn, vì dù sao, tôi cũng cần có cuộc sống bình thường như bao người đàn ông khác. Có thể sau khi kết hôn tôi phải cố gắng kìm nén cảm xúc của mình để không phá vỡ hạnh phúc gia đình tôi. Có lẽ, nếu kết hôn xong, tôi sẽ chỉ đi làm 8 tiếng một ngày sau đó là về nhà với vợ con, như vậy tốt và an toàn cho tôi hơn.

Mỹ Tâm: - Tôi cũng mơ ước có một mái ấm gia đình lắm chứ, ở đó, tôi có người đàn ông tôi yêu, anh ấy tốt bụng và chân thành. Còn chuyện con cái sẽ tính sau.

Alfred Kinsey (18941956), một trong những người đặt nền tảng cho tình dục học (sexology) đã đưa ra một thang 7 nấc, hiện giờ được gọi là thang Kinsey để đo khuynh hướng tình dục của mỗi người.

Năm 1948, ông phát biểu: "Thế giới đàn ông không bị chia thành 2 nhóm riêng rẽ, dị giới tính luyến ái (yêu người khác giới, vẫn được cho là "bình thường") và đồng tình luyến ái. Thế giới không bao giờ bị chia thành một bên là sói, một bên là cừu. Thế giới là một thể liên tục trên mọi khía cạnh của nó. Khi xem xét sự thay đổi dần dần trong khuynh hướng tình dục của đàn ông, việc đưa ra một loại thang đo là cần thiết. Mỗi cá nhân có thể ứng với một vị trí nào đó trong thang đo, tuỳ thuộc vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi người. Một thang đo 7 nấc sẽ tiến gần đến sự chuyển biến dần dần tồn tại trong thực tế đời sống".

Nhiều nghiên cứu của Kinsey cũng khẳng định sự tồn tại của những người đồng tính cũng như sự tồn tại của những giai đoạn mang khuynh hướng đồng tính nhất định trong cuộc đời mỗi cá nhân.

(Theo Kinsey Institue Website)
Từ Nữ Triệu Vương (thực hiện)
vietnamnet.vn - 29/08/2006

Saddam gặp lại chính mình trong phim South Park

Saddam gặp lại chính mình trong phim South Park

Nhà độc tài bị hạ bệ Saddam Hussein bị chế giễu trong những cảnh phim lặp đi lặp lại trong tù của bộ phim South Park (Công viên phía Nam), gọi ông là kẻ cuồng dâm gay.
Image Hosted by ImageShack.us
Tờ báo bỏ túi The Sun của Anh tường thuật rằng Hải quân Lục chiến Mỹ đang ép buộc nhà cựu độc tài nước Iraq xem những hình ảnh biếm hoạ xúc phạm chính ông trong bộ phim hoạt hình 'ít học' South Park: Bigger, Longer and Uncut (South Park: Bự hơn, Dài hơn và Chưa cắt quy đầu).

Bộ phim bị cấm ở Iraq khi nó được chiếu cách đây bảy năm, ít nhất là vì nó mô tả Hussein là một người đồng tính loè loẹt và dâm dật.

Trong bộ phim, bạn tình quỷ của Hussein không ai khác hơn là Satan. Một trong vài cảnh được lặp đi lặp lại, Hussein gây ấn tượng bằng chất giọng the thé: "Đây là điều làm cho tao nóng ran. Xoa vú tao đi trong khi tao tra tấn cặp mông (piggy) này."

Các nhà làm phim Trey Parker và Matt Stone của South Park, người giả giọng Hussein, được kể lại là đã khoe khoang câu chuyện tại Liên hoan phim truyền hình quốc tế Edinburgh. Stone nói: "Tôi biết được chi tiết thông qua một nguồn tin tin cậy của Thuỷ quân lục chiến. Đúng là một sự sỉ nhục. Tôi cá là việc này làm cho hắn vui lắm đây!"

Parker và Stone không phải là những kẻ xa lạ chuyên đi hạ bệ các nhân vật có tiếng. Đầu tháng này, Tom Cruise đã đe doạ tẩy chay việc quảng cáo bộ phim Mission Impossible: III do anh đóng nếu công ty mẹ Paramount không huỷ bộ phim South Park chế giễu đạo Scientology của anh. Paramount kể từ đó đã kết thúc quan hệ 14 năm với chàng diễn viên này.

Andrew Ramadge/news.com.au
29/08/2006

Một gay giả nữ người Zinbabwe tiết lộ tất cả

Một gay giả nữ người Zinbabwe tiết lộ tất cả

Xuất hiện trước công chúng trên đôi guốc cao, đôi lông mi cong vút, vũ công giả nữ người Zimbabwe đầy khêu gợi yêu cầu mọi người chú ý. "Tôi là gay, tôi là drag queen (vũ công giả nữ), tôi thích ngủ với đàn ông, tôi yêu thích sự vui vẻ và tôi sinh ra đã là gay," lời của Kudah Samuriwo, đang ngồi hóng mát từ chiếc quạt máy sau một buổi trình diễn nóng bức và nhớp nháp tại nhà hát London.

Trong những năm 90, Kudah là drag queen da màu đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi sắc đẹp Jacarana Queen, một cuộc thi dành cho những người giả nữ đến từ mọi chủng tộc. Cuộc thi gây ra nhiều tranh luận trong xã hội, vì Zimbabwe vẫn là nước xem DTLA là bất hợp pháp. Cao 1m80, anh bắt chước các diva như Brenda Fassie và Yvonne Chaka Chaka, chính là tên trên sân khấu anh đang dùng.

Đối với tôi, drag queen là một thứ gì đó làm tổn thương hơn là để chỉ một phụ nữ. Tôi tự hào là đàn ông. Tôi là một drag queen bởi vì tôi khác biệt (???)

Kích thích

Thái độ thách thức đã đặt anh vào cuộc chạm trán với tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người xem người đồng tính không có dòng máu Phi châu. Ông Mugabe đã đặt bút viết gay thì "tởm hơn heo và chó" tại phiên khai mạc Hội chợ Sách Quốc tế Zimbabwe năm 1995.

"Những từ ngữ đó đã làm thay đổi thế giới", Kudah nói. Sau đó anh đã phải chạy tỵ nạn sang Anh Quốc.

Gần bốn năm, anh đã lấy được bằng cấp để làm nhân viên chăm sóc và đang viết kịch bản cho show của anh, Queen of Africa (Nữ hoàng Phi châu). Đó là một tác phẩm đang viết chung với Dipo Agboluaje, nhà biên kịch người Nigeria. Nội dung là những kinh nghiệm vui nhộn, kích động và thường cảm động.

"Tôi không biết Mugabe có việc gì mà phải chống heo và chó, nhưng ông ta ắt phải có cơ quan sinh dục tệ hơn chúng."

"Có lẽ ông ta cũng có gay trong người nên mới đi so sánh như vậy. Các chuyên gia có thể có một mặt (kinh nghiệm) như vậy," đó là những lời lẽ của kịch bản.

Mặc dù phần trình diễn có phần trực tính, Kudah nói rằng anh là người hay mắc cỡ lúc lớn lên, "phải kìm nén không làm những gì tôi muốn làm." Chỉ mới bảy tuổi, anh đã nhận thức được sự khác người của mình, nhưng vì là con trai lớn của một viên chức địa phương, công khai gay trong một xã hội bảo thủ là điều anh không nhắm đến. "Tôi phải là một người thừa tự, một người đàn ông biết đi săn, cho nên khó mà nấp sau váy mẹ." (khó mà sống ủy mị)

Những gián điệp

Kudah mất đi sự trong trắng năm mười bốn tuổi với một ông chú họ, vào đêm mà người này trở về sau cuộc chiến hậu-độc-lập chống lại người Ndebele ở phía nam đất nước. Nhưng anh không quan hệ tiếp cho đến khi anh dời đến sống ở thủ đô Harare, sau khi rời khỏi trường nội trú nơi mà cha mẹ anh phát hiện ra anh là gay. Để trốn cơn giận dữ của cha mẹ, anh đến sống ở Nam Phi nhiều năm. Mãi đến khi anh hơn hai mươi tuổi, việc hòa giải của anh với gia đình mới nối lại, sau khi cha anh mất.

Vở kịch không chỉ ghi lại câu chuyện cuộc đời của Kudah, mà còn thể hiện cộng đồng DTLA kể từ năm 1995 khi họ bị mua chuộc, bắt bớ, đánh đập và thỉnh thoảng bị cưỡng hiếp bởi nhà chức trách. "Kinh nghiệm của tôi rất nặng nề, bởi vì cảnh sát rất tinh ranh. Họ bắt, rồi thả chúng tôi mà không kết án, do đó chúng tôi không cso bằng chứng nào," anh giải thích.

Những sự kiện được Hội Gay và Lesbian Zimbabwe (GALZ) tổ chức thường bị gián điệp của nhà nước theo dõi. "Tôi kết thúc bằng việc ngủ với họ và dạy họ khẩu dâm."

Thần chết điểm danh

Theo Kudah, đó là HIV/AIDS, tác nhân gây ra tại họa khủng khiếp nhất cho cộng đồng gay Zimbabwe, trong đó có nhiều người không đủ tiền mua thuốc kháng virus. Anh nói trong vở kịch: "Tổ chức và tham dự đám tang chiếm một thời gian đáng kể của tôi, vì từng người, từng người bạn hoặc bà con phải đi chào thần chết."

"Chúng ta biết đó không phải là sự nguyền rủa của Thượng Đế trừng phạt chúng ta. Sự ngu dốt đang giết chết nhiều người hơn HIV."

Rốt cục, sự đe dọa thường trực của cảnh sát, và sự khan hiếm xăng dầu đã làm lụn bại doanh nghiệp minibus của anh, chặn đứng bước khởi đầu của anh.

Anh nói sẽ không trở lại Zimbabwe chừng nào tổng thống Mugabe chưa bỏ đi, nhưng anh xót xa cho cuộc sống ngày cũ. "Tôi có một chiếc xe đẹp, tôi có tiền, tôi có bè bạn nói cùng ngôn ngữ với tôi, tôi có một người hầu gái. Tôi đã từng không giặt giũ, thậm chí tôi còn không biết ủi đồ."

Kudah tự nhận mình ngày nay là một nhà hoạt động vì quyền gay và là một "chiến binh tự do" và hy vọng vở diễn của anh một ngày nào đó được trình diễn để anh có thể tiếp tục "cuộc tranh đấu" và một ngày nào đó về quê hương. "Một hoàng hậu phải bảo vệ thần dân của mình, ngay cả khi tổng thống từ chối làm điều đó."

theo Lucy Fleming
BBC News - 10/08/2006

Mr. Gay châu Âu 2006 là thí sinh Hungary

Mr. Gay châu Âu 2006 là thí sinh Hungary

Anh Nándor (Nandi) Gyöngyösi, 29 tuổi, đã dành vương miện Mr. Gay châu Âu hôm thứ bảy vừa qua tại câu lạc bộ Escape của Amsterdam, Hà Lan. 17 thí sinh đến từ khắp châu Âu, từ miền nam đảo Canary đến miền bắc Lapland.


8 thí sinh đã vào vòng bán kết: Mr. trang phục bơi Salvatore Carfora (Mr Gay Ý), danh hiệu Sự lựa chọn của công chúng thuộc về Joep Mesman (nước chủ nhà Hà Lan). Ban giám khảo đã chọn tiếp theo Mr. Tài năng Mikkel Svarre (Đan Mạch), Vassil Nikolov (Bulgarie), Matthew Jones (xứ Wales), Henrik Lindholm (Thụy Điển), Aaron Michael Jackson (Áo) và Keith Kearney (Ai-len). Thụy Điển, Hungary và Ai-len vào tiếp vòng siêu chung kết.

Ban giám khảo gồm có Donald Spradlin, trưởng ban điều hành Mr. Gay Quốc tế tại Palm Springs, 'cô' drag queen Mayday của Hà Lan, một doanh nhân đến từ Úc Adam Webb, nhà thiết kế thời trang Maik de Boer, diễn viên Anh Arthur Bostrom (đóng vai Crabtree trong Allo, và sau cùng là chut tịch Tổ chức Mr. Gay châu Âu Morten Rudå.

Các thí sinh đã chọn Mr. Hợp ý là anh Jules đến từ Pháp.

Nandi đến từ thành phố Miskoll của Hungary và làm nghề thiết kế trên máy tính. Sở thích của anh là tập thể hình, bơi lội và du lịch văn hóa. Khi giành được chiến thằng Mr. Gay Hungary vào tháng bảy, anh đã nói với giới truyền thông: "Tại Hungary, ý kiến thông thường rằng gay chỉ là những chàng trai nữ tính. Tôi muốn chứng minh điều ngược lại. Tôi nghĩ việc tôi giành được danh hiệu Mr. Gay Hungary 2006 thật sự không thay đổi điều gì trong cuộc đời tôi. Tôi vẫn là người cũ, một 'boy next door' (chàng trai chờ sau cửa).

Người chiến tháng Mr. Gay châu Âu 2006 sẽ đại diện cho Hungary trong Cuộc thi Mr. Gay Quốc tế tại Palm Spring, Hoa Kỳ, vào tháng mười, nhưng điều quan trọng nhất là anh sẽ là người phát ngôn cho Tổ chức Mr. Gay châu Âu và hy vọng là một kiểu mẫu cho những gay trẻ khắp châu Âu và là một chiến sĩ gay tại quê hương của anh.















Mrgayeurope.com - 27/08/2006

Một giáo sĩ ủng hộ việc tẩy chay gay của lính cứu hoả

Một giáo sĩ ủng hộ việc tẩy chay gay của lính cứu hoả

Chín nhân viên cứu hoả, những người đã từ chối phát những tờ rơi hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy tại một lễ diễu hành gay, nhận được được sự ủng hộ của một chức sắc nhà thờ Cơ đốc La mã. Ông này nói rằng việc kỷ luật những nhân viên này là đáng "lo ngại".
Các nhân viên cứu hoả này làm việc lại Glasgow, tây Scotland, đã nhận được văn bản cảnh cáo và bị buộc phải học lớp huấn luyện nâng cao về "sự đa dạng xã hội" (intensive diversity training), sau khi từ chối tham gia vào cuộc diễu hành Pride Scotia tại thành phố hồi tháng sáu. Một nhân viên trong số họ bị mất một khoản lương khoảng 9500 dollar.

Tổng giám mục Mario Conti của giáo khu Glasgow bất thình lình bảo vệ họ sau khi việc kỷ luật phải được thi hành trong tuần này. Ông nói: "Họ được yêu cầu, trong lúc họ đang mặc đồng phục, phải phân phát các tờ rơi trong lễ diễu hành, nơi mà họ lo lắng chính đáng là chủ thể bị chế giễu; và trong một số trường hợp, sự nhạy cảm tôn giáo của họ sẽ bị tổn thương nặng nề do những người diễu hành giả trang thành các tu sĩ hoặc nữ tu đang nhạo báng nhà thờ.

"Việc các nhân viên nói trên bị buộc phải theo "lớp huấn luyện đa dạng xã hội" là đáng lo ngại. Nhiệm vụ phải tuân theo "sự tỉnh táo" của chính mình cao cả hơn nhiệm vụ phải tuân theo lệnh của kẻ khác."

Các chỉ huy của Trung Tâm Cứu hoả và Cứu hộ Strathclyde nói rằng cả chín nhân viên cứu hoả đều đồng ý rằng lẽ ra họ phải phân phát các tờ rơi tại lễ diễu hành. "Các nhân viên cứu hoả không thể, và sẽ không chọn lọc, phân biệt bất cứ ai để đưa ra các khuyến cáo an toàn."

AFP - 01/09/2006

Hội họp đồng tính ở Ghana bị cấm

Hội họp đồng tính ở Ghana bị cấm

Chính quyền Ghana vừa cấm một hội nghị của gay và lesbian theo kế hoạch diễn ra vào cuối tháng tám. Bộ trưởng Thông tin Kwamena Bartels nói, vì DTLA tại Ghana là bất hợp pháp cho nên việc tụ tập là không được phép. "Chính phủ sẽ không tha thứ cho bất cứ hành vi nào làm tổn hại mạnh mẽ văn hoá, đạo đức và di sản của toàn bộ dân tộc Ghana," ông nói. Ông cảnh cáo là các hành động kỷ luật sẽ được thực hiện nếu phát hiện bất cứ ai phạm luật.

Theo kế hoạch, hội nghị diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Accra và tại một khu đông người tại thành phố Koforidua. Phóng viên BBC Kwaku Sakyi-Addo tai thủ đô nói là rất khó xác định chính xác ai tổ chức hội nghị, và nó có được chính quyền của khu vực đó chấp thuận trước hay không.

Nhưng trong một tuyên bố rõ ràng, ông Bertel thể hiện quan điểm của chính phủ. "Chính phủ không muốn hội nghị này diễn ra tại bất cứ đâu tại Ghana. Quan hệ xác thịt trái tự nhiên, chủ nghĩa đồng tính ái và hành động thú tính là bất hợp pháp theo luật hình sự của chúng ta."

Ông Bartel thúc giục bộ Nội vụ điều tra và trừng phạt những ai đã đầu tiên cho phép các nhà tổ chức. Còn những người quản lý Trung tâm Hội nghị Quốc tế Accra chối không biết một hội nghị như thế có thể diễn ra tại toà nhà của họ.

Phóng viên của BBC nói rằng gay và lesbian duy trì mối quan hệ ngầm tại Ghana vì những chỉ trích của xã hội. Theo Thông tấn xã Ghana, nhiều người dân và giới tăng lữ lên tiếng chống lại hội nghị.

Một số cuộc gọi điện thoại nặc danh đến đài phát thanh nói rằng phản ứng của chính phủ là hành động vi phạm tự do diễn đạt và quyền lập hội của các gay và lesbian.

BBC News - 01/09/2006